Chia Sẻ:
http://hashflare.edu.vn/newsest/neu-ban-con-dang-mo-ho-ve-blockchain-thi-hay-doc-bai-viet-nay
Blockchain – công nghệ đứng sau hàng loạt các đồng tiền số như Libra, Bitcoin. Blockchain giúp duy trì các đồng tiền điện tử hiện tại song ứng dụng của nó không chỉ dừng lại tại đây.
Blockchain – công nghệ đứng sau hàng loạt các đồng tiền số như Libra, Bitcoin. Blockchain giúp duy trì các đồng tiền điện tử hiện tại song ứng dụng của nó không chỉ dừng lại tại đây.
Facebook mới đây đã chính thức giới thiệu đồng tiền Libra của mình. Tuyên bố từ ông lớn mạng xã hội này đã khuấy động sự quan tâm đến lĩnh vực tiền số vốn không còn rõ rệt kể từ khi đồng tiền bitcoin đạt giá trị gần 20.000 USD mỗi đồng vào cuối năm 2017.
Trong khi cơn sốt bitcoin đã khiến nhiều người trở thành tỉ phú, Facebook hy vọng Libra sẽ mang đến một phương thức tiếp cận với các dịch vụ tài chính chi phí thấp và đơn giản tới hơn 1,7 tỉ người trên toàn thế giới vẫn chưa có tài khoản ngân hàng.
Mặc dù cách áp dụng trong thực tế có thể khác nhau, đằng sau tất cả đồng tiền mã hoá, bao gồm cả bitcoin và Libra, là một công nghệ mang tên blockchain (chuỗi khối).
Các nhà phân tích tại UBS ước tính rằng blockchain có thể trở thành một ngành công nghiệp có giá trị từ 300 tỉ USD tới 400 tỉ USD vào năm 2027 và rõ ràng thực tế đã cho thấy cho dù cơn sốt bitcoin\kết cục như thế nào đi nữa, công nghệ blockchain vẫn sẽ tiếp tục phát triển.
Đây là những gì cần biết về blockchain, công nghệ được kì vọng sẽ phá vỡ những gì thế giới đang nghĩ về hợp đồng, tài chính, giao nhận và nhiều ngành công nghiệp khác.
Blockchain là sổ cái điện tử
(Ảnh: Business Insider, Việt hoá: Thái Sơn)
Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một sổ cái điện tử. Mỗi đơn vị của sổ cái này là một “khối” và những khối này được liên kết với nhau theo thứ tự ngay khi chúng được tạo ra thông qua hình thức mã hoá và không thể chỉnh sửa.
Bên trong mỗi khối là lịch sủ toàn vẹn của tất cả những gì đã xảy ra trên chuỗi cùng như các quy định, quy tắc mà các khối thông tin phải tuân theo.
Nghĩ đến blockchain như một danh sách chơi nhạc
(Ảnh: Fortune)
Hãy tưởng tượng rằng người dùng đang tạo ra một danh sách phát nhạc trên Spotify. Mỗi lần thêm vào một bài nhạc, người dùng tạo ra một phiên bản mới của danh sách phát nhạc đó, hoặc một “khối” mới trên chuỗi. Khối mới chứa thông tin về bài nhạc mới được thêm vào và toàn bộ các bài nhạc trước đó.
Nếu ai đó muốn thêm một bài nhạc vào danh sách phát nhạc nói trên, người này sẽ tạo ra một khối mới trong chuỗi. Nếu khối đó được chấp thuận bởi tất cả người tham gia, nó sẽ được thêm vào chuỗi và trở thành một phiên bản mới của danh sách phát nhạc.
Còn trong trường hợp có một người muốn xoá một bài nhạc ra khỏi danh sách, phiên bản tiếp theo của danh sách chơi nhạc sẽ kèm theo một ghi chú rằng bài nhạc đã từng có trong danh sách nhưng đã bị xoá.
Blockchain hữu ích nhất khi cần một hệ thống lưu trữ có độ tin cậy cao
(Ảnh: NYU)
Công nghệ blockchain phát huy được tối đa tác dụng trong hai trường hợp: lưu trữ sự kiện thông tin và đảm bảo rằng những thông tin này sẽ không bao giờ bị xoá.
Đặc tính nói trên khiến blockchain rất hữu ích trong tình huống hai bên muốn thực hiện một thoả thuận nhưng chưa tin tưởng nhau.
Blockchain có thể thay thế các định chế tài chính, ngân hàng hay công ty luật
Các ngân hàng và văn phòng luật được phát triển để xử lý các giao dịch liên quan đến tiền và tài sản. Thế nhưng, rất nhiều trong số các giao dịch này có thể được thực hiện thông qua các ứng dụng của blockchain như hợp đồng thông minh chẳng hạn.
Một hợp đồng thông minh sử dụng các quy tắc hiểu đơn giản là một điều chỉ có thể xảy ra khi một điều khác được thực hiện.
Ví dụ, Bên A cho thuê một căn hộ, hợp đồng thông minh yêu cầu Bên B chuyển 1.000 USD cho bên A để đổi lấy mã mở cửa. Blockchain loại bỏ rủi ro có một đơn vị trung gian lừa đảo.
Bitcoin, cấu trúc blockchain đầu tiên, được tạo ra vào năm 2009.
Một người đàn ông Nhật có tên Dorian Prentice Satoshi Nakamoto từng bị nhầm là “cha đẻ” của bitcoin vào năm 2014. (Ảnh: Reuters)
Bitcoin chính là hệ thống blockchain đầu tiên được tạo ra. bitcoin ra đời năm 2009 cùng một bộ quy tắc được liệt kê trong sách trắng viết bởi một nhân vật bí ẩn có tên Satoshi Nakamoto mà đến nay danh tính vẫn chưa được xác định.
Ý tưởng ban đầu của đồng tiền số này là tạo ra một dạng điện tử của tiền mặt có thể chuyển ngang hàng mà không cần thông qua ngân hàng – mục tiêu này được thai nghén từ cuộc khủng hoảng ngân hàng 2007 – 2008.
Hệ thống blockchain “phân tán,” vì thế không một đơn vị đơn lẻ nào có quyền kiểm soát.
(Ảnh: Business Insider, Việt hoá: Thái Sơn)
Hacker không thể chiếm một chiếc máy tính đơn lẻ để tấn công được blockchain bởi thực tế hệ thống này không có máy chủ trung tâm. Trong khi đó, trong mô hình của ngân hàng, luôn cóm ột cơ sở dữ liệu trung tâm chứa thông tin hoặc một quỹ trung tâm để chứa tiền.
Nó cũng bảo vệ người dùng khỏi việc phải phụ thuộc quá nhiều vào các định chế tài chính như ngân hàng.
Tất cả thay đổi trên blockchain đều cần được phê duyệt bởi cả mạng lưới.
(Ảnh: Business Insider, Việt hoá: Thái Sơn)
Một trong những lý do các khối trong chuỗi rất khó chỉnh sửa là việc blockchain tồn tại trên một mạng lưới phân tán các máy tính có nhiệm vụ xác nhận bất kì thay đổi nào diễn ra trên hệ thống.
Quá trình này gọi là “sự đồng thuận” (consensus) và được xem là điểm mấu chốt trong sự bảo mật của blockchain.
Điểm trừ của blockchain là nó còn khá chậm
Mỗi ứng dụng được xây trên quy trình blockchain đều phải xử lý toàn bộ lịch sử của blockchain mỗi khi một thay đổi được thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc giao dịch trên blockchain khá chậm chạp khi so sánh với tốc độ máy tính thông thường.
Ví dụ, ở trường hợp của bitcoin, đồng tiền này chỉ có thể xử lý được 7 giao dịch mỗi giây trong khi đó Etherium có thể xử lý được khoản 13. Đối với Visa, ở thời điểm năm 2014, công ty này đã có thể xử lý được 56.000 giao dịch mỗi giây.
Khi một điều gì đó cần được chỉnh sửa, quá trình này yêu cầu một “fork”.
(Ảnh: Business Insider, Việt hoá: Thái Sơn)
“Fork” là thuật ngữ được sử dụng khi một chuỗi được tách ra làm hai. Fork được dùng trong blockchain khi có một thay đổi về quy tắc hoặc có một khối thông tin cần được gỡ bỏ.
Dù vậy, với đặc tính là một hệ thống phân tán, mỗi thay đổi đều cần được từng máy tính xác nhận, vì thế, “Fork” không dễ đạt được.
Hai trong số những blockchain phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại là Ethereum và Hyperledger Fabric
Bất kì ai nắm được các kĩ thuật cũng có thể tạo ra blockchian, thế nhưng nhiều công ty lại chọn cách phát triển dựa trên các nền tảng blockchain có sẵn bởi công nghệ của chúng đã được thử nghiệm và chứng minh qua thời gian. Hai trong số các nền tảng phổ biến nhất đang được nhiều công ty lớn sử dụng là Ethereum và Hyperledger Fabric.
IBM đang sử dụng blockchain để theo dõi thực phẩm trên toàn thế giới với mục đích cải thiện độ an toàn.
(Ảnh: Getty Images)
IBM có một số dự án blockchain đang được triển khai, bao gồm hệ thống theo dõi thực phẩm từ các trang trại tới tận cửa hàng. Công ty này cũng hợp tác cùng startup công nghệ tài chính Stellar.org và KlickEx Group vào năm 2017 để áp dụng blockchain trong việc sử dụng các giao dịch tài chính xuyên biên giới và chuyển tiền.
Oracle cũng giới thiệu một sản phẩm blockchian vào năm 2018 mang đến cho người dùng các công cụ để xây dựng hợp đồng thông minh, giao dịch thông minh hay theo dõi. Đây là một trong những dự án blockchain lớn nhất ở thời điểm hiện tại với khả năng giúp các công ty hưởng lợi từ blockchain mà không phải trực tiếp xử lý các vấn đề kĩ thuật phức tạp.
Lời kết
Trên đây là bài viết “Blockchain”, hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu được Blockchain là như thế nào?
Nếu các bạn thấy bài viết của chúng tôi hữu ích thì hãy chia sẻ cho bạn bè, và đừng quên để lại ý kiến nhận xét qua tính năng bình luận phía dưới nhé! Chúc các bạn thành công!