“Bánh mì 0 đồng” - nhân rộng yêu thương


Chia Sẻ: http://hashflare.edu.vn/newsest/banh-mi-0-dong---nhan-rong-yeu-thuong

Cứ 7h00 sáng Mồng một và Rằm (Ngày 15) hằng tháng tại quán cafe Ấp An Phú, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh

“Bánh mì 0 đồng” - nhân rộng yêu thương.


- Với mong muốn giúp đỡ, hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống, các thành viên của học viện DR-BRAIN chi nhánh Trảng Bàng đã có rất nhiều hoạt động ý nghĩa, lan tỏa yêu thương trong cộng đồng. Thời gian gần đây, nhóm thực hiện chương trình bán “bánh mì 0 đồng” đến những người lao động nghèo và tất cả mọi người trên địa bàn thành phố.

Cứ 6h00 sáng Mồng một và Rằm (Ngày 15) hằng tháng, tại quán cafe Ấp An Phú, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh, anh em là thành viên của học viện DR-BRAIN tổ chức bán được hơn 200 phần thức ăn sáng là Bánh Mỳ Chay cho người lao động mưu sinh. Đa số, khách hàng của tiệm “Bánh mì 0 đồng” là những người có mức thu nhập thấp như người bán vé số, ve chai, bán hàng rong, lao công…

Món quà nhỏ mang giá trị lớn

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo của các thành viên trong Học viện DR-BRAIN, những ổ “bánh mì 0 đồng” không còn là một món quà đơn giản, bình thường để trao cho người lao động nghèo nữa. Từ một món quà bé nhỏ trở nên vô cùng lớn lao và như thơm ngon hơn ở vị ngọt của tình người.

Vào sáng mồng 1 và Rằm hằng tháng, các thành viên Học viện DR-BRAIN tổ chức bán bánh mì chay

0 đồng cho người lao động nghèo.

Nhận bánh mì trên tay, ông Nguyễn Văn Di (làm nghề bán vé số) rưng rưng nước mắt: “Những người lao động nghèo như chúng tôi đây chỉ mong mỗi sáng có một bữa ăn vừa đủ no để có sức làm việc cả ngày. Chỉ là chiếc bánh mì nhưng đong đầy tình yêu thương, tất thảy những người đến nhận như tôi đều cảm thấy vui vẻ và phấn khích”.

Tính đến thời điểm hiện tại, Nhóm đã tổ chức chương trình này được 2 số. 

Yêu thương trao đi là còn mãi

Trong lúc trò chuyện với anh Trương Đức Tường (Nhóm trưởng của các thành viên Học viện DR-Brain chi nhánh Trảng Bàng) anh có chia sẻ: “Xuất phát từ đời sống hằng ngày, khi bắt gặp những người lao động nghèo, họ phải rất vất vả trong cuộc mưu sinh; chúng mình tổ chức chương trình chỉ mong chia sẻ chút yêu thương đến những người này vào mỗi buổi sáng Rằm, mồng 1 (những ngày đó ít quán xá bán đồ ăn sáng).

Chương trình của Nhóm hướng tới những người lao động mưu sinh như người bán vé số,

nhặt ve chai, bán hàng rong, lao công…

Xuất phát từ những lúc nhìn thấy các cô chú lao công đang chăm chú “quét rác” trên những con đường, bên những thùng rác hôi thối...và “bánh mỳ 0 đồng” là một sự tri ân nho nhỏ cho những hy sinh thầm lặng đó. Món quà lớn nhất, niềm hạnh phúc lớn nhất mà chúng tôi mong nhận được chính là nụ cười của họ, chỉ vậy là đủ. Đó là lí do vì sao Nhóm quyết định chọn khẩu hiệu “Yêu thương trao đi là còn mãi” cho chương trình lần này”.

 “Bánh mỳ 0 đồng” không phải là mô hình thiện nguyện mới mà đã xuất hiện ở nhiều nơi. Tuy nhiên, ở vùng ven thành phố như Tây Ninh thì có lẽ chưa có. Tiệm bánh ra đời ngoài mong muốn “chia sẻ yêu thương” đến người lao động nghèo, thì còn có mục đích tạo sự tò mò, chú ý; từ đó lan toả tình yêu thương giữa người với người trong xã hội, để rồi chúng ta sẽ tự “gieo trồng hạnh phúc” cho riêng mình- Anh Đức Tường tâm sự.

Thật là những nghĩa cử đầy ắp tình thương và cao đẹp!

Thành viên của Hội đang tất bật chuẩn bị những ổ bánh mì thơm ngon để phát miễn phí cho người

lao động nghèo.

Bài viết liên quan

No data to display